10 XU HƯỚNG CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG HÀNG ĐẦU TRONG NĂM 2022
[18.03.2022] Sau một năm đầy sóng gió với việc điều chỉnh dự báo và thay đổi kỳ vọng, năm 2022 sẽ là một năm tái hợp và tăng trưởng trong ngành xây dựng. Chi phí xây dựng tăng và tình trạng thiếu lao động vẫn tiếp diễn, thách thức ngành công nghiệp đổi mới các ý tưởng có tính cạnh tranh, đồng thời giảm tỷ lệ sai sót và lãng phí trong thi công.
Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cách thức vận hành của ngành xây dựng, từ việc lên kế hoạch cho các dự án, thuê công nhân đến gặp gỡ khách hàng. Trong tương lai, nhiều xu hướng trong ngành sẽ bị ảnh hưởng.
Khi ngành xây dựng công nghiệp ngày càng trở nên cạnh tranh hơn và thị trường thay đổi, việc khai thác các xu hướng xây dựng mới sẽ giúp các công ty duy trì khả năng cạnh tranh. Hãy cùng tìm hiểu 10 xu hướng ngành xây dựng trong năm 2022:
1. Thiết bị bảo vệ
Robot gắp công nghiệp
Ngành công nghiệp đang chứng kiến sự gia tăng của các loại máy móc có khả năng xác định các vấn đề an toàn phổ biến và loại bỏ các mối đe dọa đó tại một thời điểm. Những cải tiến về thiết bị đeo với giày bảo hộ lao động kết nối Wi-Fi và cảnh báo cho những người khác nếu một người bị ngã. Các thiết bị vận chuyển các vật liệu nặng hoặc nguy hiểm, robot có nhiệm vụ xây dựng giàn giáo hoặc xếp gạch một cách tự chủ. Công nghệ in 3D ngày càng được ưa chuộng bởi tính năng cảm biến môi trường phát hiện tiếng ồn, nhiệt và gió tại các công trường nhằm cung cấp các thông tin cảnh báo để sơ tán công nhân và di chuyển thiết bị xây dựng trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai.
2. Công nghệ hiệu quả
- Smart Contracts (hợp đồng thông minh)
Smart contracts cung cấp cho tất cả các bên trong dự án một hệ thống sử dụng chung cho phép các bên có thể theo dõi và thực hiện thanh toán cho các dịch vụ. Thay vì nhận hợp đồng được giao từ các bên riêng biệt, các công ty có thể sử dụng smart contracts như một hệ thống theo dõi tất cả các thông tin tập trung tại một nơi. Hệ thống này sẽ giúp cho quá trình được thực hiện nhanh hơn, tăng cường bảo mật, tối ưu việc theo dõi tiến độ dự án.
- Drone xây dựng
Máy bay không người lái
Trong vài năm trở lại đây, máy bay không người lái đã trở thành một trong những xu hướng xây dựng hấp dẫn nhất. Vị trí thuận lợi trên không và khả năng thu thập dữ liệu khiến chúng trở thành một công cụ khả thi, mang lại những lợi ích bao gồm từ an toàn tại chỗ đến giám sát từ xa.
- BIM (mô hình thông tin xây dựng)
BIM là một quy trình tiên tiến được ứng dụng trong ngành xây dựng dựa trên các mô hình 3D kỹ thuật số được sử dụng xuyên suốt trong vòng đời của một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng. Chúng được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, được thay đổi và cập nhật liên tục.
3. Nhu cầu lao động ngày càng tăng
Một trong những xu hướng trong ngành xây dựng đáng chú ý nhất trong vài năm trở lại đây là sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu lao động. Bên cạnh những cải tiến của robot phục vụ trong ngành xây dựng, chúng ta sẽ cần nhiều nhân sự có trình độ học vấn để quản lý và phân tích dữ liệu được tạo ra bởi các công nghệ mới. Phụ nữ ngày càng đảm nhận nhiều vai trò cạnh tranh hơn trong ngành. Theo Cục Thống kê Lao động, phụ nữ chỉ chiếm 10,9% công việc trong ngành xây dựng và xu hướng tuyển dụng cho thấy mức tăng trưởng 94% trong các doanh nghiệp xây dựng do nữ làm chủ từ năm 2007-2018.
4. Ứng dụng di động trong ngành xây dựng
Các ứng dụng di động cho ngành xây dựng đang thu hút sự chú ý cao, vì rất nhiều lợi ích mang lại như: lưu trữ dữ liệu tại một nơi tập trung, mang lại tầm nhìn toàn diện về dự án, cải thiện việc giao tiếp giữa các nhóm giúp các vấn đề cần chú ý hoặc phát sinh được giải quyết nhanh hơn, làm việc từ mọi nơi. Các công ty xây dựng đã bắt đầu áp dụng công cụ kỹ thuật số để sử dụng các phần mềm có thiết kế trên di động giúp cho người dùng có thể hoàn thành nhiều công việc tại nhiều dự án khác nhau.
5. Tăng chi phí vật liệu
Công nghệ và vật liệu đổi mới sáng tạo có thể đẩy chi phí xây dựng lên cao hơn nữa, tuy nhiên về lâu dài chúng mang lại nhiều khoản tiết kiệm hơn cho người dùng. Một số vật liệu xây dựng có thể cách mạng hóa ngành công nghiệp như: gỗ trong suốt, gạch làm mát, xi măng phát quang…
Gỗ trong suốt
6. Công trình xanh
Phát triển công trình xanh đang được đánh giá là xu hướng tất yếu không chỉ ở các nước phát triển, mà tại Việt Nam cũng đang nở rộ. Những lợi ích công trình xanh mang lại vô cùng đa dạng, cụ thể như: giảm khí thải, tiết kiệm năng lượng và nước, cải thiện sức khỏe.
7. Nhà module lắp ghép
Nhà module lắp ghép đang trở thành một giải pháp thay thế cho những ngôi nhà được xây dựng vĩnh viễn. Nhà lắp ghép phù hợp với mọi công trình xây dựng với những ưu điểm tuyệt vời như: giá thành rẻ, tính thẩm mỹ cao và dễ dàng cải tạo, nâng cấp, độ bền cao…
8. Phần mềm quản lý xây dựng
Phần mềm quản lý xây dựng toàn diện là một công cụ quan trọng để duy trì khả năng cạnh tranh, xây dựng một doanh nghiệp có giá trị và làm chủ hiệu quả hoạt động. Phần mềm được sử dụng trong nội bộ các công ty xây dựng để tăng năng suất, hiệu quả và khả năng hiển thị. Điều này giúp đơn giản hóa công việc hàng ngày cho người sử dụng như tính lương, lập ngân sách, quản lý hàng tồn kho…
9. Tập trung vào các dự án khu dân cư
Khi việc đầu tư toàn cầu từ các công ty công nghệ tập trung vào các siêu dự án như thành phố thông minh, một số công ty xây dựng lớn cho biết họ không còn theo đuổi các dự án giao thông công – tư nữa, thay vào đó tập trung vào các thỏa thuận rủi ro thấp hơn. Sự suy thoái của các dự án quy mô lớn đã dẫn đến sự quan tâm gia tăng đối với các dự án tư nhân, cụ thể là dự án khu dân cư.
10. Xây dựng thành phố thông minh
Khi khủng hoảng năng lượng đang trở thành vấn đề ngày càng nhức nhối ở nhiều nơi trên thế giới, xây dựng thành phố thông minh là hướng đi đã được nhiều thành phố lựa chọn. Thành phố thông minh giúp giảm tiêu thụ năng lượng, nhất là năng lượng hóa thạch, hướng tới sự phát triển bền vững của các đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Sau một năm trầm lắng, ngành xây dựng được dự đoán sẽ khởi sắc trong năm 2022 khi nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch và các trung tâm kinh tế mới tiếp tục phát triển và tăng trưởng.
Tin liên quan
Thành phố Hồ Chí Minh coi công nghiệp là động lực phát triển mới
[18.07.2024] Theo kế hoạch chiến lược phát triển ngành công nghiệp đến 2030, tầm nhìn 2050, TP HCM xác định phát triển theo chiều sâu, công nghệ cao, sử dụng vật liệu mới, năng lượng xanh và phát triển bền vững.
Phát triển khu công nghiệp sinh thái
[15.07.2023] Nếu như trước đây, bảo vệ môi trường đồng nghĩa với tăng chi phí thì nay, quan điểm này đã thay đổi khi các Khu công nghiệp (KCN) sinh thái đi vào hoạt động tại Việt Nam. Lợi ích về môi trường trước hết đem lại hiệu quả kinh tế cho KCN, còn về lâu dài, đây chính là yếu tố thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu các mặt hàng ra thị trường quốc tế.
TP.HCM: DỰ KIẾN THU HÚT 4,5 TỶ USD VỐN FDI TRONG NĂM 2023
[01.03.2023] Nếu tình hình kinh tế - xã hội ổn định hơn, lạm phát tiếp tục được kiềm chế thì số vốn FDI thu hút được trong năm 2023 của TP.HCM ước đạt 4,1- 4,5 tỷ USD.
NGHỀ XÂY DỰNG ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ CON TIM VÀ KHỐI ÓC
[25.02.2023] Trận động đất vào tháng 2/2023 vừa qua được đánh giá là tồi tệ nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ trong gần một thế kỷ qua, thảm họa này đã phá hủy hàng chục nghìn tòa nhà, tạo ra cảnh tượng hoang tàn, đổ nát chưa từng thấy khiến cả thế giới chấn động.